Đồ án tốt nghiệp tiêu biểu K19 ngành Thiết kế Thời trang

Dưới đây xin được giới thiệu các đồ án tiêu biểu của sinh viên K19 ngành Thiết kế Thời trang!!!

ĐỒ ÁN SÁNG TÁC TRANG PHỤC DẠ HỘI TRÌNH DIỄN CHO NỮ TỪ 18-25 TUỔI LẤY CẢM HỨNG TỪ NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ TRÊN TRANG PHỤC NGƯỜI DÂN TỘC MÔNG HOA BẮC HÀ
– SVTH: Bùi Thị Thu Hằng
– GVHD: ThS. Phạm Thị Mai Hoa

Lấy cảm hứng từ nghệ thuật trang trí trên trang phục người dân tộc Mông Hoa Bắc Hà, từ muôn vàn sự hùng vĩ, thơ mộng, từ những đỉnh núi cao bất tận, những thửa ruộng bậc thang chập chùng, từ những rừng hoa ban, hoa mận nở trắng tinh khôi, từ cuộc sống và từ sự trong trẻo hiện lên qua ánh nắng mặt trời. Bộ sưu tập “Như Yên” – dưới góc nhìn của một người trẻ, trước hết mong muốn tôn vinh những giá trị truyền thống, nét đẹp của hoa văn trang trí trên thổ cẩm người Mông Hoa. Dựa trên nghiên cứu, kết hợp với phong cách hiện đại, BST không sử dụng trực tiếp vải thổ cẩm mà khai thác các họa tiết đặc trưng nhất, thể hiện họa tiết nổi trên trang phục bằng cách khéo léo đi dây đã qua xử lý kĩ thuật lên bề mặt vải và bằng biện pháp chần bông họa tiết, xử lý form dáng và đính kết. Ngoài ra, khai thác một số đặc trưng trong trang phục người Mông Hoa để có thể biến đổi linh hoạt trên trang phục thiết kế.

Poster giới thiệu bộ BST

ĐỒ ÁN SÁNG TÁC TRANG PHỤC DẠ HỘI DÀNH CHO LỨA TUỔI TỪ 20-25 LẤY CẢM HỨNG TỪ SỰ CẢM KHÁI VỀ TÀI NĂNG VÀ PHONG CÁCH SỐNG CỦA HỌA SĨ NGƯỜI NGA GEORGY KURASOV
– SVTH: Đặng Thị Linh
– GVHD: ThS. Nguyễn Trí Dũng

Nguồn cảm hứng bất tận khi ngắm nhìn những bức họa của họa sĩ người Nga Georgy Kurasow, các tác phẩm chủ yếu vẽ về những câu chuyện xung quanh ta, diễn ra hằng ngày dưới một góc nhìn đa chiều và tràn đầy màu sắc. Các tác phẩm của ông đã mang lại nhiều cảm xúc sâu sắc về cuộc sống và thái độ sống tích cực, luôn nhìn về tương lai phía trước. BST “Shape” mang ý nghĩa dáng hình cuộc sống tươi đẹp, tích cực, nhiệm màu.

Quá trình phác thảo ý tưởng

ĐỒ ÁN SÁNG TÁC TRANG PHỤC DẠ HỘI DÀNH CHO NỮ TỪ 18-27 TUỔI LẤY CẢM HỨNG TỪ NGHỆ THUẬT THƯ PHÁP VIỆT NAM
– SVTH: Bùi Đức Lương
– GVHD: ThS. Nguyễn Thị Huyền Nhung

Nghệ thuật thư pháp Việt Nam đặc biệt là Thư pháp chữ quốc ngữ là sản phẩm văn hóa thể hiện bản sắc và là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.
– Sự tương đồng về tính thẩm mỹ từ đường nét với thời trang
– Gìn giữ văn hóa – loại hình nghệ thuật cổ đang dần bị xem nhẹ và chuyển hóa (tiếp thu và phát triển theo một góc nhìn khác)
– Trang phục kết hợp nhiều phương pháp xử lý, đính kết thủ công truyền thống cùng với kỹ thuật tạo hình hiện đại (in 3D). Tạo giá trị mới lạ, nịnh mắt đến những người trẻ.

BST “Nghiên”
Phác thảo ý tưởng phiên bản BST dành cho trẻ em

ĐỒ ÁN SÁNG TÁC TRANG PHỤC ẤN TƯỢNG DÀNH CHO NỮ TỪ 20-25 TUỔI LẤY CẢM HỨNG TỪ SỰ BIẾN ĐỔI TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
– SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh
– GVHD: ThS. Phạm Thị Mai Hoa

Thiết kế thời trang có thể là một công cụ mạnh mẽ để truyền đạt thông điệp về tình trạng môi trường nước và những thách thức mà nó đối diện. Bằng cách sử dụng các yếu tố thiết kế và biểu tượng từ môi trường nước,qua các thiết kế có thể làm nổi bật vấn đề này và kích thích sự nhận thức và ý thức từ công chúng.
Vì vậy, sự biến đổi trong môi trường nước trở thành nguồn cảm hứng thiết kế và tạo nên BST Born to be. Sự biến đổi môi trường nước có thể tạo ra một cơ hội để cộng đồng thời trang kết nối và hành động cùng nhau để bảo vệ môi trường nước. Bằng cách thúc đẩy sự nhất trí và hợp tác, có thể tạo ra những thay đổi tích cực trong ngành thời trang và xa hơn nữa.

ĐỒ ÁN SÁNG TÁC TRANG PHỤC ẤN TƯỢNG DÀNH CHO NỮ TỪ 18-25 TUỔI LẤY CẢM HỨNG TỪ CÔ DÂU DAO ĐỎ TẢ PHÌN SAPA LÀO CAI
– SVTH: Đỗ Ngọc Duyên
– GVHD: ThS. Lê Thị Hồng Quyên

Nhìn vào cuộc sống của người phụ nữ dân tộc Dao, ta không thể không ngạc nhiên trước sự kiên định và sự quyết tâm của họ. Họ không chỉ đóng vai trò là những người nấu nướng và chăm sóc gia đình mà còn là những người giữ lửa cho bản sắc văn hóa của người dân tộc. Điều này làm cho họ trở thành những tượng đài của sự kiên trì và sức mạnh tinh thần.
Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài mạnh mẽ ấy, nhiều phụ nữ dân tộc Dao vẫn phải đối mặt với những hạn chế và ràng buộc từ xã hội. Định kiến về vai trò truyền thống của phụ nữ trong gia đình và xã hội còn rất mạnh mẽ, khiến cho họ thường bị hạn chế trong việc tiến xa hơn trong cuộc sống. Thậm chí, một số phụ nữ vẫn bị ép buộc phải tuân thủ các quy định về hôn nhân và gia đình một cách không tự chủ.
Với mong muốn xóa bỏ định kiến về đồng bào dân tộc thiểu số, đem đến cái nhìn tích cực cũng như công nhận sự vươn lên phát triển. BST “Sèng Sờ Boàng” được lên ý tưởng và thực hiện.

Khoa Thiết kế Mỹ thuật
Bộ môn Thiết kế Thời trang

#artdesign #hau #trườngđạihọckiếntrúchànội #điêukhắc #sculptureHAU #đồhoạ #graphicHAU #mỹthuật #thiếtkế #tkmt #thờitrang #fashionHAU #artHAU #tuyểnsinh2024 #khoathiếtkếmỹthuật #tuyểnsinhđồhọa #tuyểnsinhđiêukhắc #tuyểnsinhthờitrang

Kiên Nguyễn
Kiên Nguyễn
Bài viết: 132