Bài tập sinh viên

TKĐH6 – Thiết kế Bao bì cơ bản

Con người có xu hướng dễ dàng tiếp nhận mọi thứ qua hình ảnh họ xem được từ các phương tiện thông minh, số đông sẽ đánh giá cái lõi sản phẩm, giá trị của sản phẩm qua bao bì (bao gói bên ngoài). Bởi vậy việc truyền tải thông tin qua thị giác sẽ vô cùng hiệu quả và dễ lưu nhớ hơn rất nhiều so với các cách khác. Truyền thông bằng thị giác trên bao bì đã trở thành một hoạt động mạnh mẽ để các thương hiệu nói chuyện với khách hàng. Tuy vậy, hoạt động này sẽ không được phát huy nếu không được đối tượng mục tiêu để ý tới. Tôi cho rằng các sản phẩm truyền thống của việt nam đạt được những giá trị nhất định từ chất lượng đến cái tâm của người tạo ra sản phẩm, mình từng được xem, nghe, chứng kiến câu chuyện về cách thu hoạch trà cổ, cách làm những món bánh truyền thống và sự tiếp nối truyền lại của các làng nghề truyền thống… Lý do nào các sản phẩm vẫn chưa đạt được hết những giá trị kinh tế như mong muốn…

Mục tiêu hướng tới của các nhà thiết kế trẻ tương lai khi còn đang học: Các giảng viên luôn hướng sinh viên nghiên cứu các sản phẩm truyền thống nơi các em sinh sống ( 40% đề tài hiện tại do chúng tôi hướng dẫn đã và đang tiếp cận được điều này)

Bỏ qua những khó khăn về gia công in ấn thì các sản phẩm đặc trưng sẽ luôn được ưu tiên về nội dung của câu chuyện, kể chuyện bằng cách nhìn của thế hệ genZ thì có gì hay. Khi các sản phẩm bao bì của Việt Nam được ưu tiên hơn về sự chú ý vào tính sáng tạo và thông điệp, lúc này yếu tố về bố cục đi kèm với chất liệu của bao bì được lựa chọn một cách linh hoạt hơn.

Khoa Thiết kế Mỹ thuật

Các bài tập khác

TKĐH7 – Thiết kế Bao bì nâng cao

Lớp: 20DH3, 20DH4

Đồ án Tranh khắc

Lớp: 19DH

TKĐH9 – Thiết kế đồ họa Showroom

Lớp: 19DH3